Lightroom là 1 công cụ chuyên về xử lí màu sắc của 1 bức ảnh, mặc dù nó vẫn có các chức năng xử lí da hoặc 1 vài chi tiết của ảnh, nhưng mình thấy sử dụng PTS để xử lí thì vẫn hơn, nhìn chung thì theo mình sử dụng thì Lr là soft dùng để xử lí màu tốt nhất mà mình từng biết.
Đây cũng là lần đầu mình viết tut, cũng không phải phức tạp gì lắm nhưng cũng muốn chia sẻ với mọi người.
Ở đây mình sẽ sử dụng hình ảnh này để làm ví dụ:
Lightroom Develop gồm có:
Basic, Tone Curve, HSL/Color/BW, Split Toning, Detail, Lens correction, Effect và Camera Calibration
Theo như mình sử dụng thì mình chỉ quan trọng những phần nào được đánh màu đỏ ở trên.
Bước 1: Mình sử dụng Basic
Theo như những gì mình biết qua việc sử dụng phần này, thì nó là dùng để cân chỉnh ánh sáng, độ căng và đậm nhạt của bức ảnh, có thể dùng phần này để cho bức ảnh trở thành HDR cũng được.
Ở đây mình sẽ sử dụng nó như này:
Các bạn có thể thấy được sự thay đổi rõ rệt trên ảnh.
Mình thấy chỉ cần như này đã khiến bức ảnh trở nên đẹp hơn rồi, còn về sở thích của từng người, thì sẽ có những bước khác nhau để làm cho bức ảnh hợp ý hơn.
Bước 2: Tone Curve
Đây là 1 cái effect mà mình rất thích, đặc thù trong phong cách của mình, nói sơ thì đây cũng là 1 effect để sử lí ánh sáng, light, shadow,….
Đây là tone curve phần RGB, màu cơ bản, còn 3 phần tone curve blue-red-green, nếu đã sử dụng thành thạo được phần tone curve này, thì chỉ cần dùng nó để chỉnh màu thôi, mình biết có nhiều bạn cũng thường dùng phần này để chỉnh màu , nhưng cái này mình sẽ nói sau, vì thường mình chỉ dùng phần RGB
Như bạn thấy thì điểm trên cùng của tone curve là giải quyết những vấn đề về phần light của bức ảnh, còn điểm dưới cùng thì là shadow, riêng mình thì mình thích dùng shadow 1 chút, việc kéo điểm ở dưới cùng lên phần điểm giữa của hình vuông làm cho phần shadow nó bị đục, nhiều người cho rằng việc sử dụng nó sẽ khiến cho bức ảnh mất chi tiết, nhưng quan niệm mình cho rằng 1 bức ảnh đẹp là khi nó bộc lộ được cảm xúc của người chụp hay người xử lí, không phải cái gì theo lí thuyết cũng đẹp, đôi khi phải phá nó đi 1 chút.
Bước 3: HSL/Color/BW
Effect này theo như mình thấy thì nó giống với Selective Color của Photoshop, nhưng có điều nó đơn giản, dễ hiểu, dễ sử dụng, lại tạo được hiệu quả tốt hơn rất nhiều. Effect này dùng để cân chỉnh từng màu sắc riêng biệt của 1 bức ảnh, ngày xưa thì khi dùng PTS, người ta hay chọn vùng của phần ảnh muốn thay đổi màu sắc, nhưng giờ việc sử dụng công cụ này làm việc đó đơn giản hơn nhiều.
Bước 4: Split Toning
Đây giống như bạn phủ 1 lớp màu lên bức ảnh vậy, nó tương tự như là Solid Color của Ps, nhưng hay hơn là Lr đã tự hòa trộn nó.
Gồm 3 phần : Hightlight, Balance, Shadow, nhìn vào thì chắc ai cũng đã hiểu cái nào có nhiệm vụ nào rồi, chỉ việc đổ màu vào rồi kéo sao cho phù hợp là được
Nhìn vào thì thấy không có sự thay đổi mấy, nhưng nếu để ý kĩ thì sẽ thấy phần light của bức ảnh đỡ vàng hơn, nó xanh hơn 1 chút. Thực ra thì effect pha màu này rất hay, nhưng trong bức ảnh này thì mình không sử dụng nó nhiều lắm
Còn nhiều effect khác nữa, nhưng trong bức ảnh này thì mình chỉ sử dụng chừng đó, nên chỉ nói chừng đó thôi ^^
Lần đầu viết tut, nên cũng không biết phải thể hiện như nào, tất cả những điều mình nói ở trên là dựa vào trực quan của bản thân khi sử dụng, chứ không qua 1 sách vở bài bản nào, nên có gì sai xót, mong mọi người bỏ qua.
Lần đầu viết tut, nên cũng không biết phải thể hiện như nào, tất cả những điều mình nói ở trên là dựa vào trực quan của bản thân khi sử dụng, chứ không qua 1 sách vở bài bản nào, nên có gì sai xót, mong mọi người bỏ qua.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét