Máy ảnh ống kính rời hay như giang hồ còn gọi là máy DSLR, là một loại máy có thể thay đổi ống kính, từ chuyên môn gọi là lens, ngon hơn máy điện thoại một tý và máy ảnh bỏ túi nhiều tý.
Theo kinh nghiệm hàng trăm năm xúi bậy các bưởi mới tìm hiểu nhiếp ảnh của mềnh thì có ba câu hỏi hầu như luôn được đặt ra khi sắp mua máy ảnh:
Câu một: Máy này chụp được ảnh mờ mờ phía sau như mấy ảnh hotgirl trên mạng hông?
Trả lời: Hông, phần mờ mờ phía sau là do ống kính và cách chụp, không liên quan tới máy ảnh. Máy ảnh đơn giản là cái hộp nhớ để ghi lại dữ liệu và xuất ảnh ra ngoài, còn hiệu ứng hay màu sắc hay gì gì đó thì phụ thuộc phần lớn vào ống kính và ánh sáng.
Câu hai: Chấm máy này bi nhiêu, càng bự càng tốt có phải hông?
Trả lời: Hông, máy tầm 12mb tới 18mb là dư sức cho nhu cầu gia đình và tự sướng fệt bút, thậm chí dư sức để in ảnh to treo trong nhà luôn. Chấm càng bự càng đắt tiền, càng noise nhiều và càng tốn kém mua ổ cứng thẻ nhớ chứ không để làm cái quần gì cả.
Câu ba: Chú chỉ anh mua cái ống kính nào chụp được tất cả các thể loại mà thật đẹp ấy, anh lười thay ống lắm.
Trả lời: Cũng có thể loại ống kính đa dụng chụp tất cả mọi thể loại, tuy nhiên đã đa dụng thì hiển nhiên là nó sẽ kém hơn chuyên dụng. Với lại thay ống kính là một niềm vui của máy ống kính rời, nếu lười và chỉ cần ảnh thì các bưởi nên mua máy siêu zoom, chất lượng không kém mấy ống kính đa dụng mà đỡ tốn tiền hơn.
Tất nhiên ngay cả khi ba câu hỏi này được trả lời thì các bưởi vẫn không biết nên mua máy như thế nào. Và để tránh sa vào mê hồn trận của hằng hà sa số các thể loại máy móc ống kính thì các bưởi nên ngồi xuống, bình tĩnh ăn miếng nước uống miếng bánh và tự hỏi mình mấy vấn đề sau đây:
A. Mua máy để làm gì
a. Chụp gia đình, con cái, bạn bè. Chụp cảnh đi chơi, lưu niệm, múa lửa, sexy show. Chụp tự sướng fệt bút check-in này nọ.
- Dự trù kinh phí từ 9-14 triệu là đủ cho hầu hết nhu cầu. Xài ống kính cơ bản, máy càng nhỏ gọn càng tốt. Đời máy càng mới càng xử lý tốt cho những yêu cầu khó (chụp đêm, chụp con nít chạy nhảy, ... vưn vưn và mây mây), và tất nhiên là càng mắc. Tuy nhiên suy cho cùng cái chúng ta cần là ảnh chứ có cần đem hàng ra khoe với nhau đâu, heng.
b. Trẻ khoẻ sung sức, muốn tìm hiểu về nhiếp ảnh. Chơi giống như một thú vui khi rảnh rỗi, chơi với hội bạn bè máy to súng dài. Thỉnh thoảng vác đi du lịch.
- Dự trù kinh phí tầm 15-20 triệu là đủ. Ống kính cơ bản hay đa dụng vẫn đủ xài, tuy nhiên nên có 1 ống kính chuyên dụng cho từng thể loại mình thích (phong cảnh, hoa lá tĩnh vật, chân dung, đường phố là những thể loại lớn nhất của nhiếp ảnh không chuyên)
c. Làm nghề.
Khỏi nói nhiều, kinh phí từ 10 triệu tiến đến vô cực, thông dụng nhất là 30 triệu cho người mới bắt đầu. Tiền mua kiến thức càng nhiều hơn. Có thể áp dụng công thức 40-40-20, có nghĩa là 40% tiền cho body, 40% cho ống kính và 20% cho những thứ linh tinh kiểu thẻ nhớ, đèn flash.
Lưu ý với những bạn thật sự muốn làm nghề, luôn mua đồ tốt nhất trong tầm tiền, đừng bao giờ ham rẻ. Hàng rẻ có một số thứ xài khá tốt nhưng đa phần đều hạn chế về độ bền và tính năng, một tiền gà ba tiền thóc là vậy.
A. Mua máy để làm gì
a. Chụp gia đình, con cái, bạn bè. Chụp cảnh đi chơi, lưu niệm, múa lửa, sexy show. Chụp tự sướng fệt bút check-in này nọ.
- Dự trù kinh phí từ 9-14 triệu là đủ cho hầu hết nhu cầu. Xài ống kính cơ bản, máy càng nhỏ gọn càng tốt. Đời máy càng mới càng xử lý tốt cho những yêu cầu khó (chụp đêm, chụp con nít chạy nhảy, ... vưn vưn và mây mây), và tất nhiên là càng mắc. Tuy nhiên suy cho cùng cái chúng ta cần là ảnh chứ có cần đem hàng ra khoe với nhau đâu, heng.
b. Trẻ khoẻ sung sức, muốn tìm hiểu về nhiếp ảnh. Chơi giống như một thú vui khi rảnh rỗi, chơi với hội bạn bè máy to súng dài. Thỉnh thoảng vác đi du lịch.
- Dự trù kinh phí tầm 15-20 triệu là đủ. Ống kính cơ bản hay đa dụng vẫn đủ xài, tuy nhiên nên có 1 ống kính chuyên dụng cho từng thể loại mình thích (phong cảnh, hoa lá tĩnh vật, chân dung, đường phố là những thể loại lớn nhất của nhiếp ảnh không chuyên)
c. Làm nghề.
Khỏi nói nhiều, kinh phí từ 10 triệu tiến đến vô cực, thông dụng nhất là 30 triệu cho người mới bắt đầu. Tiền mua kiến thức càng nhiều hơn. Có thể áp dụng công thức 40-40-20, có nghĩa là 40% tiền cho body, 40% cho ống kính và 20% cho những thứ linh tinh kiểu thẻ nhớ, đèn flash.
Lưu ý với những bạn thật sự muốn làm nghề, luôn mua đồ tốt nhất trong tầm tiền, đừng bao giờ ham rẻ. Hàng rẻ có một số thứ xài khá tốt nhưng đa phần đều hạn chế về độ bền và tính năng, một tiền gà ba tiền thóc là vậy.
B. Một số truyền thuyết không có thậtMột số truyền thuyết dễ làm nhiễu loạn tính toán của các bưởi.
a. Canon, Sony chuyên chụp người. Nikon, Pentax chuyên trị cảnh vật, hoa lá này nọ.
Láo toét, về cơ bản cho các bưởi vừa chập chững tìm hiểu thì tất cả các loại máy tầm thấp (dưới 15 triệu) đều có khả năng y như nhau, chụp cái gì cũng không khác nhau mấy. Cho nên các bưởi chưa cần suy nghĩ này nọ làm gì, cứ để ý người quen bạn bè xung quanh xài đồ gì nhiều thì đú theo nhãn hiệu đó. Điều này có hai cái lợi là có thể mượn (chôm) đồ của nó, còn có thể nắm đầu bắt nó giải đáp lượm liền cho mình khi thắc mắc về máy.
b. Máy có chấm (megapixel) càng cao thì càng xịn, ảnh càng đẹp.
Siêu cấp láo toét. Số chấm của máy ảnh là một chiêu lừa người mua của các hãng sản xuất. Chấm càng nhiều càng tốn thẻ nhớ, ổ cứng (kích cầu mua bán), máy càng mắc (do phải xử lý nhiễu trên sensor). Với nhu cầu bình thường thì 12-18 mpx đủ cho tất cả các thể loại. Còn ai muốn vác pixel để đọ máy thì có thể đăng ký mua con Canon 180 megapixel, vô đối trong thiên hà luôn.
c. Máy càng to càng xịn
Láo toét vừa vừa. Một số dòng máy chuyên nghiệp thì nó to thật vì nó cần nhiều thứ bên trong, tuy nhiên máy to đa phần để giải quyết khâu oai. Đấy là chưa kể thời đại của máy ảnh không gương lật (mirrorless) nhỏ gọn như điện thoại đã tới, chất lượng ảnh của hai loại là gần như nhau.
Sau khi đã xác định được mình có nhu cầu gì rồi, các bưởi có thể di chuyển sang bài thứ hai nói về tên gọi các thiết bị, khái niệm cơ bản trong nhiếp ảnh, phân biệt các loại máy và ống kính. Sau đó thì có thể tự tin vác tiền đi mua một cái máy mới về rồi. Hoặc nếu quen thằng bạn nào chơi nhiếp ảnh thì quăng tiền vào mặt bắt nó mua cho, trường hợp đấy không cần đọc bài chi cho mệt.
TẾN GỌI VÀ KHÁI NIỆM THIẾT BỊ MÁY ẢNH
1. Body, lens, prime, fix, zoom
Body đơn giản là cái thân máy ảnh, tuy nhiên một khi đã nói tới body có nghĩa là không bao gồm ống kính ở trong đó. Một bộ máy ảnh DSLR muốn hoạt động được thì phải bao gồm hai thứ body và lens. Body được phân biệt bởi số “chấm” (megapixel), ví dụ có những cái máy chỉ khoảng 12 chấm và có những cái máy lên tới 60 chấm. Chấm càng to thì hình càng nhiều chi tiết và càng nặng, và như đã nói ở bài 1 thì các gà rất hay bị lừa bởi body đời mới chấm cao, trong khi chỉ cần 12-14 chấm là đủ cho hầu hết các nhu cầu còm cõi họ nhà gà.
Lens là tên gọi của ống kính, tức là cái ống gắn ở phía trước body. Mỗi một hiệu máy ảnh xài một loại lens khác nhau, không thể dùng chung. Người ta hay gọi là ngàm, máy Canon xài lens ngàm Canon, máy Nikon xài lens ngàm Nikon, vân vân và mây mây. Có một số hãng thứ ba sản xuất lens cho tất cả các hiệu máy, chúng ta hay gọi đó là lens for, gọi tắt từ cụm lens for hãng XXX. Nếu muốn mua lens for nhớ lưu ý lens đó đang sử dụng ngàm gì.
Lens được phân loại bởi một khái niệm, gọi là tiêu cự. Để giải thích khái niệm này cần một bài viết có tính học thuật hơn tuy nhiên nó không cần thiết cho sự cơ bản của các gà. Khi một con cáo nào đấy hê lên: anh cần bán 1 em Sigma 35 for Ca, thì có nghĩa là thằng chả đang muốn bán một cái ống kính do hãng Sigma sản xuất cho thân máy Canon có tiêu cự 35mm.
Về chủng loại lens phân ra 2 chủng loại chính là Prime (fix) hay Zoom, ngoài ra còn 1 số quái thai kiểu tilt-shift hay baby các gà không cần quan tâm. Prime là từ quốc tế còn về VN nó biến thành fix. Nếu có ai đó bảo gà rằng tao cho mày cái ống fix này thì có nghĩa là gà đang có 1 cái ống kính không thay đổi tiêu cự được. Ngược lại nó bảo mày cho tao mượn cái ống zoom thì có nghĩa là gà phải ói ra cho nó 1 cái ống kính có thể thay đổi được tiêu cự.
2. Khái niệm tiêu cự
Các gà có thể thấy hệ thống ống kính đều xoay quanh 2 khái niệm tiêu cự và độ mở khẩu, vậy tiêu cự là gì?
Tiêu cự dùng để phân biệt ống kính. Ví dụ thằng bạn anh hay lẩm bẩm trước mặt anh kiểu tao có đủ bộ 14-35-85-200 nhé thì gà có thể hiểu một là nó đang khoe của 2 là nó có một bộ 4 ống kính có các tiêu cự 14mm – 35mm – 85mm - 200mm.
Body đơn giản là cái thân máy ảnh, tuy nhiên một khi đã nói tới body có nghĩa là không bao gồm ống kính ở trong đó. Một bộ máy ảnh DSLR muốn hoạt động được thì phải bao gồm hai thứ body và lens. Body được phân biệt bởi số “chấm” (megapixel), ví dụ có những cái máy chỉ khoảng 12 chấm và có những cái máy lên tới 60 chấm. Chấm càng to thì hình càng nhiều chi tiết và càng nặng, và như đã nói ở bài 1 thì các gà rất hay bị lừa bởi body đời mới chấm cao, trong khi chỉ cần 12-14 chấm là đủ cho hầu hết các nhu cầu còm cõi họ nhà gà.
Lens là tên gọi của ống kính, tức là cái ống gắn ở phía trước body. Mỗi một hiệu máy ảnh xài một loại lens khác nhau, không thể dùng chung. Người ta hay gọi là ngàm, máy Canon xài lens ngàm Canon, máy Nikon xài lens ngàm Nikon, vân vân và mây mây. Có một số hãng thứ ba sản xuất lens cho tất cả các hiệu máy, chúng ta hay gọi đó là lens for, gọi tắt từ cụm lens for hãng XXX. Nếu muốn mua lens for nhớ lưu ý lens đó đang sử dụng ngàm gì.
Lens được phân loại bởi một khái niệm, gọi là tiêu cự. Để giải thích khái niệm này cần một bài viết có tính học thuật hơn tuy nhiên nó không cần thiết cho sự cơ bản của các gà. Khi một con cáo nào đấy hê lên: anh cần bán 1 em Sigma 35 for Ca, thì có nghĩa là thằng chả đang muốn bán một cái ống kính do hãng Sigma sản xuất cho thân máy Canon có tiêu cự 35mm.
Về chủng loại lens phân ra 2 chủng loại chính là Prime (fix) hay Zoom, ngoài ra còn 1 số quái thai kiểu tilt-shift hay baby các gà không cần quan tâm. Prime là từ quốc tế còn về VN nó biến thành fix. Nếu có ai đó bảo gà rằng tao cho mày cái ống fix này thì có nghĩa là gà đang có 1 cái ống kính không thay đổi tiêu cự được. Ngược lại nó bảo mày cho tao mượn cái ống zoom thì có nghĩa là gà phải ói ra cho nó 1 cái ống kính có thể thay đổi được tiêu cự.
2. Khái niệm tiêu cự
Các gà có thể thấy hệ thống ống kính đều xoay quanh 2 khái niệm tiêu cự và độ mở khẩu, vậy tiêu cự là gì?
Tiêu cự dùng để phân biệt ống kính. Ví dụ thằng bạn anh hay lẩm bẩm trước mặt anh kiểu tao có đủ bộ 14-35-85-200 nhé thì gà có thể hiểu một là nó đang khoe của 2 là nó có một bộ 4 ống kính có các tiêu cự 14mm – 35mm – 85mm - 200mm.
Lens 11mm
Ống kính siêu rộng (super wide): Là những ống kính có tiêu cự dưới 15mm, ví dụ 8mm. Những ống kính này thường dùng để chụp kiến trúc hoặc phong cảnh. Những ống này rất khó xài, ngay cả với dân chuyên nghiệp và thường khá là đắt đỏ.
Len 16mm
Ống kính góc rộng: Là những ống có tiêu cự từ 15-35mm. Những ống này cũng dùng chụp phong cảnh hoặc có thể ké thêm tý street life. Ưu điểm là giá rẻ, nhỏ gọn và dùng được trong nhiều trường hợp hơn bọn hàng siêu rộng.
Lens 50mm
Ống kính tiêu chuẩn: Là những ống có tiêu cự từ 35-70mm. Đây là những ống kính thông dụng nhất khi các gà mới mua máy. Có thể dùng để chụp chân dung, street life, hoa lá cành này nọ ké miếng phong cảnh cũng được. Tất cả các hãng đều có một cái ống kính tiêu cự 50mm làm tiêu chuẩn, chất lượng và giá cả đều tốt nhất, thích hợp để làm quen nhiếp ảnh.
Lens 85mm
Ống kính tele: Ống tele là những ống kéo dài từ 70 – 200mm. Đây là những ống kính dùng để chụp chân dung, người mẫu hoặc các vật thể ở xa. Ống càng dài thì chụp chân dung và xóa phông càng đẹp, tuy nhiên chỉ nên giới hạn tối đa 200m vì nếu dài hơn sẽ rất khó điều khiển. Ống kính 85mm là một ống tiêu chuẩn trong dòng lens tele dành để chụp chân dung.
Lens 400mm
Ống kính super-tele: Những ống kính dài trên 200mm. Đây là loại ống kính chuyên để chụp mấy thứ xa tít mù tắp như chim chóc thú hoang hay những thứ bé xíu xìu xìu như hoa thúi địt. Đặc điểm của mấy con hàng super tele này là siêu nặng và siêu to, gà nào muốn tập tay miễn phí thì nên mua thay tạ, nhớ nhấc cho đều hai bên không lệch cơ xấu bỏ mợ.
Zoom vs Lens
Ống zoom là loại ống kính có thể thay đổi tiêu cự, ví dụ như thay vì vác theo 1 lô ống kính như 14, 35, 50, 85, 200 như thằng bạn anh thì một thằng khác chỉ vác theo duy nhất một cái ống zoom 18mm-200mm. Có nghĩa là cái ống kính đấy của nó có thể thay đổi tất cả các tiêu cự từ 18mm - 200 mm. Những cái ống có thể thay đổi tiêu cự như vậy người ta gọi nó là ống zoom.
Đến đây thì các gà sẽ thắc mắc việc quái gì phải dùng 4 cái ống kính fix thay vì 1 cái ống zoom như vầy. Tất nhiên cái gì cũng có lý do của nó.
Ống fix do cấu tạo đơn giản và dễ sản xuất hơn nên trọng lượng và chất lượng bao giờ cũng tốt hơn ống zoom. Rất nhiều bưởi sẽ chấp nhận đổi sự tiện dụng của ống zoom lấy chất lượng của ống fix. Anh không bàn đến đúng hay sai ở đây, bởi vì chọn ống kính không có đúng sai, chỉ có phù hợp hay không phù hợp nhu cầu sử dụng của các bưởi. Và dĩ nhiên anh hy vọng các con gà sau khi đọc hết năm bài viết cơ bản đầu tiên sẽ có thể tự mình phán đoán nên mua sắm như thế nào cho hợp lý và kinh tế nhất.
3. Khẩu độ
Aperture hay khẩu độ hay độ mở ống kính là một trong ba khái niệm cơ bản nhất của nhiếp ảnh, thậm chí vô cùng quan trọng với tín đồ chụp ảnh xóa phông.
Các gà nếu có dịp cầm một cái lens trong tay thì sẽ thấy chính giữa lens có một lỗ tròn, tất nhiên hai đầu của nó đều được che chắn bởi nhiều lớp thấu kính chứ không phải cái lỗ toang hoác thọc ngón tay vào được đâu. Đây chính là lỗ khẩu hay còn được biết đến là cánh cửa để ánh sáng lọt qua ống kính. Theo kiến thức thông thường thì cửa càng to ánh sáng lọt vào càng nhiều. Nói chung cái gì sáng hơn cũng đều tốt hết, vậy đi heng.
Tuy nhiên bọn sản xuất lại ký hiệu khẩu độ theo kiểu ngược đời nhằm tạo sự hoang mang tối đa cho họ nhà gà. Lỗ khẩu càng to thì thông số của nó càng nhỏ, ví dụ như khẩu độ lớn nhất có ký hiệu f0,95 và khẩu độ nhỏ nhất là f32. Khi cá gà thấy thông số ống kính như thế này: Canon 50mm f1.8-f22 thì có nghĩa đây là một ống kính Canon prime (fix) có tiêu cự 50mm, có khẩu độ lớn nhất là f1.8, có khẩu độ nhỏ nhất là f22. Khẩu càng mở lớn thì giá thành ống kính càng đắt đỏ.
Đến đây các gà có thể biết thêm 1 sự khác biệt nữa về ống fix và ống zoom. Ống fix có thể dễ dàng tạo ra khẩu độ f1.4 hay 1.2 trong khi khẩu lớn nhất của ống zoom là 2.8. Điều này cho phép các ống fix chụp trong tối dễ dàng hơn nhiều so với ống zoom và khả năng xóa phông cũng mạnh hơn nữa. Các gà sẽ có dịp tìm hiểu về khẩu độ và tốc độ sâu hơn nữa trong bài viết về ba yếu tố quan trọng nhất của nhiếp ảnh, còn bây giờ thì nắm cơ bản về tên gọi là được rồi.
4. Sensor size, fullframe, cropframe
Sensor giống như một tấm phim nằm trong body. Có thể định nghĩa sensor giống như cuộn phim của máy ảnh cơ ngày xưa, có điều không cần phải thay phim sau khi chụp và cũng không cần scan hay tráng vì sensor sẽ biến những hình ảnh thu được thành ảnh kỹ thuật số.
Người ta phân body ra làm hai loại chính dựa vào kích thước sensor: 1 (fullframe), 1,x (cropframe). Kích thước chuẩn 1 được lấy từ kích thước chuẩn của phim 135mm ngày xưa. Kích thước 1,x nhỏ hơn nhằm giảm giá thành sản xuất, thay đổi tùy theo nhà sản xuất chẳng hạn như Canon là crop 1,6 còn Nikon là crop 1,5.
5. Fullframe vs Cropframe
Đây là một cuộc chiến dằng dai kéo dài hàng tỷ năm, tới giờ vẫn chưa kết thúc.
Fullframe do có kích thước sensor lớn hơn nên chất lượng ảnh tốt hơn, khả năng chuyển màu sắc cũng tốt hơn. Tuy nhiên kéo theo đó là đủ mọi thứ như giá thành tăng lên, kỹ thuật áp dụng cao hơn, vân vân và mây mây.
Cropframe được sản xuất với mục đích duy nhất là giảm giá thành, đưa mọi người tới gần nhiếp ảnh hơn. Vì thế nếu chỉ chụp như một sở thích thì cropframe hoàn toàn đủ cho nhu cầu. Nhược điểm là máy móc llinh kiện ọp ẹp hơn, cùi hơn, vòng đời sản phẩm quá ngắn dẫn đến kỹ thuật tụt hậu và gây hoang mang cho người mua.
6. Ống kính macro
Đây là một loại ống kính đặc biệt, được tạo ra với mục đích chuyên dụng để chụp ảnh thật gần. Một ống kính macro cho phép các gà dí sát vào vật cần chụp ở khoảng cách 20 cm và thu được chính xác kích thước của vật đó ở trên sensor. Có một số ống kính hoặc phụ kiện cho phép phóng kích thước lên tới 5 lần hoặc dí sát hơn nữa.
Để dễ so sánh thì ống kính thông thường cho phép chụp ở khoảng cách ngắn nhất là 60 cm và thu được kích thước khoảng ½ kích thước thật. Do chuyên dùng để chụp vật thể nên ống kính macro có độ sắc nét rất cao, vượt hẳn ống kính thường. Tuy nhiên khi dùng để chụp người thì trông khá là ghê.
Mỗi một hãng đều có một ống macro cực tốt và đều là ống fix. Tiêu cự của những ống này nằm vào khoảng 90-105mm và khẩu độ loanh quanh tầm f2.8-f32. Có một số ống macro lên tới 180mm – 300 mm chuyên dùng để chụp nữ trang hay những thứ bé tẹo tèo teo.
Có một số ống zoom cũng ghi ký hiệu macro trên thân ống. tuy nhiên mấy con hàng macro fake này chỉ chụp được kích thước khoảng 1/3 cho tới 1/3 kích thước thật so với một ống macro chính hiệu.
Một số ống kính khác chẳng hạn như ống tilt-shift chuyên dùng để chụp kiến thúc, ống effect để chụp những hiệu ứng kỳ lạ như lens baby, ống mắt cá để chụp kiểu con… cá. Tuy nhiên trong giới hạn trình độ gà thì chưa cần tìm hiểu.
Ố kề, vậy là bài này đã kết thúc những khái niệm cơ bản nhất cần thiết cho gà. Qua tới bài sau anh sẽ bắt đầu đi vào những nút điều khiển trên body/lens và công dụng của nó. Do các gà đã đọc qua hai bài này nên bắt đầu từ bài sau anh sẽ dùng những từ chuyên môn trong bài viết chứ không viết hẳn ra như ống kính hay thân máy nữa, hại bàn phím lắm.
Aperture hay khẩu độ hay độ mở ống kính là một trong ba khái niệm cơ bản nhất của nhiếp ảnh, thậm chí vô cùng quan trọng với tín đồ chụp ảnh xóa phông.
Các gà nếu có dịp cầm một cái lens trong tay thì sẽ thấy chính giữa lens có một lỗ tròn, tất nhiên hai đầu của nó đều được che chắn bởi nhiều lớp thấu kính chứ không phải cái lỗ toang hoác thọc ngón tay vào được đâu. Đây chính là lỗ khẩu hay còn được biết đến là cánh cửa để ánh sáng lọt qua ống kính. Theo kiến thức thông thường thì cửa càng to ánh sáng lọt vào càng nhiều. Nói chung cái gì sáng hơn cũng đều tốt hết, vậy đi heng.
Tuy nhiên bọn sản xuất lại ký hiệu khẩu độ theo kiểu ngược đời nhằm tạo sự hoang mang tối đa cho họ nhà gà. Lỗ khẩu càng to thì thông số của nó càng nhỏ, ví dụ như khẩu độ lớn nhất có ký hiệu f0,95 và khẩu độ nhỏ nhất là f32. Khi cá gà thấy thông số ống kính như thế này: Canon 50mm f1.8-f22 thì có nghĩa đây là một ống kính Canon prime (fix) có tiêu cự 50mm, có khẩu độ lớn nhất là f1.8, có khẩu độ nhỏ nhất là f22. Khẩu càng mở lớn thì giá thành ống kính càng đắt đỏ.
Đến đây các gà có thể biết thêm 1 sự khác biệt nữa về ống fix và ống zoom. Ống fix có thể dễ dàng tạo ra khẩu độ f1.4 hay 1.2 trong khi khẩu lớn nhất của ống zoom là 2.8. Điều này cho phép các ống fix chụp trong tối dễ dàng hơn nhiều so với ống zoom và khả năng xóa phông cũng mạnh hơn nữa. Các gà sẽ có dịp tìm hiểu về khẩu độ và tốc độ sâu hơn nữa trong bài viết về ba yếu tố quan trọng nhất của nhiếp ảnh, còn bây giờ thì nắm cơ bản về tên gọi là được rồi.
4. Sensor size, fullframe, cropframe
Sensor giống như một tấm phim nằm trong body. Có thể định nghĩa sensor giống như cuộn phim của máy ảnh cơ ngày xưa, có điều không cần phải thay phim sau khi chụp và cũng không cần scan hay tráng vì sensor sẽ biến những hình ảnh thu được thành ảnh kỹ thuật số.
Người ta phân body ra làm hai loại chính dựa vào kích thước sensor: 1 (fullframe), 1,x (cropframe). Kích thước chuẩn 1 được lấy từ kích thước chuẩn của phim 135mm ngày xưa. Kích thước 1,x nhỏ hơn nhằm giảm giá thành sản xuất, thay đổi tùy theo nhà sản xuất chẳng hạn như Canon là crop 1,6 còn Nikon là crop 1,5.
5. Fullframe vs Cropframe
Đây là một cuộc chiến dằng dai kéo dài hàng tỷ năm, tới giờ vẫn chưa kết thúc.
Fullframe do có kích thước sensor lớn hơn nên chất lượng ảnh tốt hơn, khả năng chuyển màu sắc cũng tốt hơn. Tuy nhiên kéo theo đó là đủ mọi thứ như giá thành tăng lên, kỹ thuật áp dụng cao hơn, vân vân và mây mây.
Cropframe được sản xuất với mục đích duy nhất là giảm giá thành, đưa mọi người tới gần nhiếp ảnh hơn. Vì thế nếu chỉ chụp như một sở thích thì cropframe hoàn toàn đủ cho nhu cầu. Nhược điểm là máy móc llinh kiện ọp ẹp hơn, cùi hơn, vòng đời sản phẩm quá ngắn dẫn đến kỹ thuật tụt hậu và gây hoang mang cho người mua.
6. Ống kính macro
Đây là một loại ống kính đặc biệt, được tạo ra với mục đích chuyên dụng để chụp ảnh thật gần. Một ống kính macro cho phép các gà dí sát vào vật cần chụp ở khoảng cách 20 cm và thu được chính xác kích thước của vật đó ở trên sensor. Có một số ống kính hoặc phụ kiện cho phép phóng kích thước lên tới 5 lần hoặc dí sát hơn nữa.
Để dễ so sánh thì ống kính thông thường cho phép chụp ở khoảng cách ngắn nhất là 60 cm và thu được kích thước khoảng ½ kích thước thật. Do chuyên dùng để chụp vật thể nên ống kính macro có độ sắc nét rất cao, vượt hẳn ống kính thường. Tuy nhiên khi dùng để chụp người thì trông khá là ghê.
Mỗi một hãng đều có một ống macro cực tốt và đều là ống fix. Tiêu cự của những ống này nằm vào khoảng 90-105mm và khẩu độ loanh quanh tầm f2.8-f32. Có một số ống macro lên tới 180mm – 300 mm chuyên dùng để chụp nữ trang hay những thứ bé tẹo tèo teo.
Có một số ống zoom cũng ghi ký hiệu macro trên thân ống. tuy nhiên mấy con hàng macro fake này chỉ chụp được kích thước khoảng 1/3 cho tới 1/3 kích thước thật so với một ống macro chính hiệu.
Một số ống kính khác chẳng hạn như ống tilt-shift chuyên dùng để chụp kiến thúc, ống effect để chụp những hiệu ứng kỳ lạ như lens baby, ống mắt cá để chụp kiểu con… cá. Tuy nhiên trong giới hạn trình độ gà thì chưa cần tìm hiểu.
Ố kề, vậy là bài này đã kết thúc những khái niệm cơ bản nhất cần thiết cho gà. Qua tới bài sau anh sẽ bắt đầu đi vào những nút điều khiển trên body/lens và công dụng của nó. Do các gà đã đọc qua hai bài này nên bắt đầu từ bài sau anh sẽ dùng những từ chuyên môn trong bài viết chứ không viết hẳn ra như ống kính hay thân máy nữa, hại bàn phím lắm.
ĐIỀU KHIỂN MÁY ẢNH
1. Bộ máy ảnh đầu tiên
Trước khi bước vào phần 2 của loạt bài viết về nhiếp ảnh cơ bản, anh có vài lời muốn chia sẻ với các gà về bộ máy ảnh đầu tiên.
Với người lần đầu tìm hiểu và chuẩn bị mua máy ảnh, chắc chắn họ sẽ bị cuốn hút và rối rắm với đủ mọi loại thông số kỹ thuật cùng những lời quảng cáo có cánh của hãng sản xuất hay của người bán. Nhất là với các gà đực, tin anh đi, ngày xưa anh cũng thế.
Nếu muốn trải nghiệm về thú chơi nhiếp ảnh, các gà có thể đem vất mấy lời này của anh vào sọt rác. Trải nghiệm là một cuộc hành trình đơn độc của mỗi người và mỗi con đường đều có những thú vị khác nhau. Còn nếu chỉ muốn mua máy ảnh như một công cụ để ghi những khoảnh khắc cuộc sống thì có thể tiếp tục, dù sao cũng đỡ mất thời gian hơn.
Để bắt đầu, các gà nên mua 1 bộ máy gồm những thứ sau đây:
- 1 body vừa phải, nếu muốn có quay phim thì chú ý chọn body nào có tính năng quay. Body nên chiếm khoảng 50% - 65% kinh phí.
- 1 lens kit. Thông thường lens kit là 1 lens zoom 18-55mm. Vừa đủ cho nhu cầu chụp góc rộng. Nếu tài chính khá hơn có thể chọn khoảng zoom tốt hơn, vd như 17-85mm.
- 1 lens normal 50mm/1.8. Có thể dùng để chụp tối, xóa phông tương đối. 2 lens kit và lens 50mm giá thị trường giờ khoảng 3-4tr.
- 1 túi xách tốt, nó bảo vệ máy ảnh của các gà tốt hơn rất rất nhiều lần. Khoảng chừng 500k – 1tr. Nếu quen ai thì nhờ họ dẫn đi mua, tránh mua phải túi giả.
- 1 hộp lock lock có bán ngoài siêu thị. Dùng nhiều lens thì mới cần tủ chống ẩm, không thì hộp lock-lock bỏ thêm hạt hút ầm là đủ rồi.
- 2 thẻ nhớ khoảng 8gb để lưu trữ hình.
- 1 bộ lau chùi ống kính gồm có mấy miếng vải không sợi, 1 cây lens pen, 1 ống thổi bụi.
Nhiêu đây là đủ để bắt đầu. Ví dụ các gà có 13 tr đi, có thể phân bổ mua 1 body giá 7tr, 2 cái lens giá 3t5, túi và hộp khoảng 1tr, còn lại để mua thẻ nhớ linh tinh. Sau đó thì các gà có thể bắt đầu vọc máy rồi nhé.
Nếu chưa đủ tiền, các gà có thể chọn các dòng máy ảnh siêu zoom hoặc mirorless, đừng sợ máy nhỏ hay không đủ tính năng. Ngày xưa khi bắt đầu với nhiếp ảnh anh dùng Canon S3IS một năm trời và học tất cả từ chỉnh iso, chụp xoá phông, chụp macro, chụp đèn flash với nó.
2. Điều khiển cơ bản
Đầu tiên là nút On/OFF, đây là nút để bật tắt máy. Đa phần các máy đời mới đều có chức năng tự tắt sau 1 thời gian sử dụng nên lỡ có quên Off máy thì cũng không sao hết nha các bưởi.
1. Nút chụp (Shutter button)
Thông thường bên cạnh nút on/off là nút chụp. Nút chụp này có hai cấp độ lực, ấn nhẹ là lấy nét, ấn mạnh thêm 1 chút là chụp. Thao tác ấn nhẹ còn được gọi là ấn một nửa (half press).
2. Nút chế độ (Mode button)
Dùng để chỉnh các chế độ chụp. Nút này rất quan trọng, bài sau anh sẽ hướng dẫn chi tiết về các chế độ chụp của nút này.
3. Flash con
Flash con hay còn gọi là flash cóc, vì lúc bật lên nó nhảy như cóc.
4. Ống kính (lens)
5. Lỗ khẩu
6. Nút tháo lens
Khi tháo lens, tay trái đỡ dưới chân máy, ngón tay trỏ nhấn vào nút này nếu nó ở bên trái, ngón cái và ngón giữa xoay nhẹ lens để tháo ra khỏi ngàm. Tay phải giữ máy, tuy nhiên 1 số máy có nút tháo lens nằm bên phải thì sẽ dùng ngón trỏ tay phải để bấm nút.
Lúc gắn lens thì không cần phải nhấn nút, tuy nhiên nhớ vặn lens cho tới khi nghe tiếng ngàm khoá bật lên, nếu không lens chưa vào ngàm sẽ bị rớt.
7. Khung ngắm chụp
Khi chụp thì kê mắt nhìn qua khung ngắm này, tỳ xương trán vào khung ngắm, 1 tay đỡ dưới chân máy, 1 tay cầm vào báng máy để tạo thành ba điểm tựa tránh rung máy.
8. Nơi gắn flash rời
9. Nút chỉnh White Balance
Đây cũng là 1 chế độ quan trọng cần phải ghi nhớ khi chụp ảnh. Anh sẽ trình bày ở một bài khác.
10. Màn hình điện tử
Các đời máy về sau màn hình LCD này càng đẹp, độ phân giải càng cao, rất là nịnh mắt. Tuy nhiên hình ảnh mà máy ảnh chụp được không thể hiện qua màn hình LCD mà thể hiện qua sensor và các công nghệ đi kèm. Cho nên nhiều khi thấy vậy mà hổng phải vậy.
11. Nơi gắn thẻ nhớ
Có 2 loại thẻ nhớ thông dụng là SD card và CF card. SD nhỏ gọn và rẻ tiền, tuy nhiên mỏng manh hơn CF. Thường các dòng máy cao cấp có 2 khe gắn thẻ và trong đó 1 khe luôn là CF.
12. Nơi tháo/gắn pin
Thông thường sẽ có 1 nút khoá ở đây, khi gắn hay tháo pin thì vặn nút. Thao tác này rất đơn giản nên các bưởi đừng sợ sai.
Trên đây là những nút bấm cơ bản của DSLR, bài sau anh sẽ bắt đầu đi vào Mode button (nút chỉnh chế độ) và các chế độ chụp auto của máy ảnh.
Trước khi bước vào phần 2 của loạt bài viết về nhiếp ảnh cơ bản, anh có vài lời muốn chia sẻ với các gà về bộ máy ảnh đầu tiên.
Với người lần đầu tìm hiểu và chuẩn bị mua máy ảnh, chắc chắn họ sẽ bị cuốn hút và rối rắm với đủ mọi loại thông số kỹ thuật cùng những lời quảng cáo có cánh của hãng sản xuất hay của người bán. Nhất là với các gà đực, tin anh đi, ngày xưa anh cũng thế.
Nếu muốn trải nghiệm về thú chơi nhiếp ảnh, các gà có thể đem vất mấy lời này của anh vào sọt rác. Trải nghiệm là một cuộc hành trình đơn độc của mỗi người và mỗi con đường đều có những thú vị khác nhau. Còn nếu chỉ muốn mua máy ảnh như một công cụ để ghi những khoảnh khắc cuộc sống thì có thể tiếp tục, dù sao cũng đỡ mất thời gian hơn.
Để bắt đầu, các gà nên mua 1 bộ máy gồm những thứ sau đây:
- 1 body vừa phải, nếu muốn có quay phim thì chú ý chọn body nào có tính năng quay. Body nên chiếm khoảng 50% - 65% kinh phí.
- 1 lens kit. Thông thường lens kit là 1 lens zoom 18-55mm. Vừa đủ cho nhu cầu chụp góc rộng. Nếu tài chính khá hơn có thể chọn khoảng zoom tốt hơn, vd như 17-85mm.
- 1 lens normal 50mm/1.8. Có thể dùng để chụp tối, xóa phông tương đối. 2 lens kit và lens 50mm giá thị trường giờ khoảng 3-4tr.
- 1 túi xách tốt, nó bảo vệ máy ảnh của các gà tốt hơn rất rất nhiều lần. Khoảng chừng 500k – 1tr. Nếu quen ai thì nhờ họ dẫn đi mua, tránh mua phải túi giả.
- 1 hộp lock lock có bán ngoài siêu thị. Dùng nhiều lens thì mới cần tủ chống ẩm, không thì hộp lock-lock bỏ thêm hạt hút ầm là đủ rồi.
- 2 thẻ nhớ khoảng 8gb để lưu trữ hình.
- 1 bộ lau chùi ống kính gồm có mấy miếng vải không sợi, 1 cây lens pen, 1 ống thổi bụi.
Nhiêu đây là đủ để bắt đầu. Ví dụ các gà có 13 tr đi, có thể phân bổ mua 1 body giá 7tr, 2 cái lens giá 3t5, túi và hộp khoảng 1tr, còn lại để mua thẻ nhớ linh tinh. Sau đó thì các gà có thể bắt đầu vọc máy rồi nhé.
Nếu chưa đủ tiền, các gà có thể chọn các dòng máy ảnh siêu zoom hoặc mirorless, đừng sợ máy nhỏ hay không đủ tính năng. Ngày xưa khi bắt đầu với nhiếp ảnh anh dùng Canon S3IS một năm trời và học tất cả từ chỉnh iso, chụp xoá phông, chụp macro, chụp đèn flash với nó.
2. Điều khiển cơ bản
Đầu tiên là nút On/OFF, đây là nút để bật tắt máy. Đa phần các máy đời mới đều có chức năng tự tắt sau 1 thời gian sử dụng nên lỡ có quên Off máy thì cũng không sao hết nha các bưởi.
1. Nút chụp (Shutter button)
Thông thường bên cạnh nút on/off là nút chụp. Nút chụp này có hai cấp độ lực, ấn nhẹ là lấy nét, ấn mạnh thêm 1 chút là chụp. Thao tác ấn nhẹ còn được gọi là ấn một nửa (half press).
2. Nút chế độ (Mode button)
Dùng để chỉnh các chế độ chụp. Nút này rất quan trọng, bài sau anh sẽ hướng dẫn chi tiết về các chế độ chụp của nút này.
3. Flash con
Flash con hay còn gọi là flash cóc, vì lúc bật lên nó nhảy như cóc.
4. Ống kính (lens)
5. Lỗ khẩu
6. Nút tháo lens
Khi tháo lens, tay trái đỡ dưới chân máy, ngón tay trỏ nhấn vào nút này nếu nó ở bên trái, ngón cái và ngón giữa xoay nhẹ lens để tháo ra khỏi ngàm. Tay phải giữ máy, tuy nhiên 1 số máy có nút tháo lens nằm bên phải thì sẽ dùng ngón trỏ tay phải để bấm nút.
Lúc gắn lens thì không cần phải nhấn nút, tuy nhiên nhớ vặn lens cho tới khi nghe tiếng ngàm khoá bật lên, nếu không lens chưa vào ngàm sẽ bị rớt.
7. Khung ngắm chụp
Khi chụp thì kê mắt nhìn qua khung ngắm này, tỳ xương trán vào khung ngắm, 1 tay đỡ dưới chân máy, 1 tay cầm vào báng máy để tạo thành ba điểm tựa tránh rung máy.
8. Nơi gắn flash rời
9. Nút chỉnh White Balance
Đây cũng là 1 chế độ quan trọng cần phải ghi nhớ khi chụp ảnh. Anh sẽ trình bày ở một bài khác.
10. Màn hình điện tử
Các đời máy về sau màn hình LCD này càng đẹp, độ phân giải càng cao, rất là nịnh mắt. Tuy nhiên hình ảnh mà máy ảnh chụp được không thể hiện qua màn hình LCD mà thể hiện qua sensor và các công nghệ đi kèm. Cho nên nhiều khi thấy vậy mà hổng phải vậy.
11. Nơi gắn thẻ nhớ
Có 2 loại thẻ nhớ thông dụng là SD card và CF card. SD nhỏ gọn và rẻ tiền, tuy nhiên mỏng manh hơn CF. Thường các dòng máy cao cấp có 2 khe gắn thẻ và trong đó 1 khe luôn là CF.
12. Nơi tháo/gắn pin
Thông thường sẽ có 1 nút khoá ở đây, khi gắn hay tháo pin thì vặn nút. Thao tác này rất đơn giản nên các bưởi đừng sợ sai.
Trên đây là những nút bấm cơ bản của DSLR, bài sau anh sẽ bắt đầu đi vào Mode button (nút chỉnh chế độ) và các chế độ chụp auto của máy ảnh.
THẺ NHỚ VÀ CÔNG CỤ HỖ TRỢ
Sáu thứ quan trọng nhất khi các bưởi mua máy ảnh mới:
1. Thẻ nhớ
Hiện tại có 2 loại thẻ nhớ thông dụng là CF và SD. Các máy ảnh thông dụng hầu như đều dùng thẻ nhớ loại SD. Có những máy ảnh chuyên nghiệp có 2 khe thẻ nhớ, tuy nhiên nó không thuộc về thành phần cơ bản. Với một máy ảnh khoảng 22mpx (22 chấm) các bưởi có thể mua thẻ nhớ khoảng 16gb. Mua 2 thẻ nhớ dung lượng nhỏ (8gb) tuy đắt hơn 1 thẻ dung lượng lớn (16gb) nhưng khả năng cứu ảnh khi bị sự cố sẽ dễ hơn.
2. Túi xách máy ảnh
Đây là thứ cực kỳ quan trọng. Anh nhắc lần thứ n là cực kỳ quan trọng. Các bạn bỏ ra 10 triệu mua máy ảnh thì ít nhất nên dành 1 triệu để mua túi xách. Hãy cứ tưởng tượng xài hàng fake và đứt dây khi đang chụp, bộ máy ảnh 10 triệu sẽ tiếp xúc thân mật với mặt đất và bể 1 số thứ.
Một túi xách tốt có khả năng chống va đập, chống thấm nước (ít) tốt hơn một túi xách bình thường rất nhiều. Các bưởi nên chọn túi xách tùy theo nhu cầu và kích thước máy ảnh + ống kính. Phổ biến là các túi xách chứa 1 body + 2 lens ngắn. Những thương hiệu quen thuộc với VN là: Vanguard, Benro, Thinktank, Lowepro cho những ai thích hàng nghiêm túc. Billingham, Driffwood, National Geographic cho ai thích bụi bụi.
Lowepro, Vanguard rất hay bị làm giả bởi bạn hàng xóm, các bạn nên chọn chỗ mua cho kỹ. Đặc điểm chung của túi xịn là các tấm vách ngăn chắc chắn, không bị xổ lông, các mép nối cứng và không bị lòi chỉ. Logo và những chi tiết nhỏ như dây kéo thiết kế sắc sảo, không bị tróc sơn.
3. Tripod
Chân máy ảnh là thứ cần phải có với những bạn thích chụp ảnh phong cảnh và kiến trúc. Ít nhất nên mua 1 cái tripod bỏ túi hoặc giắt được vào balo khi đi du lịch. Không cần thiết phải mua hàng quá chuyên nghiệp, từ 800 ngàn – 1 triệu 4 là đủ mua 1 cái tripod chất lượnmg chấp nhận được.
Các thương hiệu thông dụng ở VN là Benro, Silk, Velbon, Mephoto, Victory.
4. Bộ vệ sinh máy ảnh và ống kính
Thông thường có 1 tấm da cừu lau lens, 1 ống thổi bụi, 1 cây lens pen và mấy cái tăm bông (rất vô dụng). Tuyệt đối không tự lau sensor một mình khi không có kinh nghiệm nếu không muốn đi bảo hành. Những thứ có thể tự lau là vành trước và sau ống kính, filter. Lau theo vòng tròn từ trong ra ngoài sau khi đã dùng ống thổi thổi sơ qua. Lỡ tay làm xước tý cũng chả sao đâu đừng có xoắn, ảnh không vì thế mà mất đẹp đâu.
Để vệ sinh sensor có thể úp máy ảnh ngược xuống sau khi tháo lens ra, sau đó dùng ống thổi thổi hơi để bụi rơi ra.
Một bộ vệ sinh cơ bản giá rất rẻ, khoàng 200 ngàn.
5. Filter bảo vệ
Dân chuyên nghiệp ít xài filter bảo vệ mà dùng filter chuyên nghiệp. Tuy nhiên các bưởi nghiệp dư thì không cần, tốn tiền vô ích. Chỉ cần hỏi 1 bộ filter cơ bản nhất là filter UV là được. Giá khoảng mấy trăm ngàn, xắp theo mức giá là các thương hiệu dễ tìm ở VN: BW, Hoya, Marumi,…
Filter phân loại theo kích thước vành ống kính, các bưởi nhìn ống kính của mình có phi gì thì mua filter đúng kích thước đó. Chẳng hạn Φ58
6. Remote không dây
Cái này có cũng được, không có cũng không sao. Tuy nhiên ai thích chụp ảnh tự sướng hay phong cảnh thì nên kết hợp với tripod để chơi. Remote không dây giá tầm hơn triệu, có thể mua hàng chính hãng hoặc hãng thứ ba đều được không quan trọng lắm.
Sáu món này sẽ ngốn của các bưởi tầm 3 triệu đổ lại, cho nên khi mua máy ảnh mới thì cần dự trù trước để sắm, hoặc chôm được món nào của bạn thì có thể bỏ ra. Và cách hay nhất là vòi khuyến mãi từ người bán máy, nên tập trung vòi filter hoặc remote, không nên vòi túi xách vì đa phần sẽ được cho túi dỏm.
1. Thẻ nhớ
Hiện tại có 2 loại thẻ nhớ thông dụng là CF và SD. Các máy ảnh thông dụng hầu như đều dùng thẻ nhớ loại SD. Có những máy ảnh chuyên nghiệp có 2 khe thẻ nhớ, tuy nhiên nó không thuộc về thành phần cơ bản. Với một máy ảnh khoảng 22mpx (22 chấm) các bưởi có thể mua thẻ nhớ khoảng 16gb. Mua 2 thẻ nhớ dung lượng nhỏ (8gb) tuy đắt hơn 1 thẻ dung lượng lớn (16gb) nhưng khả năng cứu ảnh khi bị sự cố sẽ dễ hơn.
2. Túi xách máy ảnh
Đây là thứ cực kỳ quan trọng. Anh nhắc lần thứ n là cực kỳ quan trọng. Các bạn bỏ ra 10 triệu mua máy ảnh thì ít nhất nên dành 1 triệu để mua túi xách. Hãy cứ tưởng tượng xài hàng fake và đứt dây khi đang chụp, bộ máy ảnh 10 triệu sẽ tiếp xúc thân mật với mặt đất và bể 1 số thứ.
Một túi xách tốt có khả năng chống va đập, chống thấm nước (ít) tốt hơn một túi xách bình thường rất nhiều. Các bưởi nên chọn túi xách tùy theo nhu cầu và kích thước máy ảnh + ống kính. Phổ biến là các túi xách chứa 1 body + 2 lens ngắn. Những thương hiệu quen thuộc với VN là: Vanguard, Benro, Thinktank, Lowepro cho những ai thích hàng nghiêm túc. Billingham, Driffwood, National Geographic cho ai thích bụi bụi.
Lowepro, Vanguard rất hay bị làm giả bởi bạn hàng xóm, các bạn nên chọn chỗ mua cho kỹ. Đặc điểm chung của túi xịn là các tấm vách ngăn chắc chắn, không bị xổ lông, các mép nối cứng và không bị lòi chỉ. Logo và những chi tiết nhỏ như dây kéo thiết kế sắc sảo, không bị tróc sơn.
3. Tripod
Chân máy ảnh là thứ cần phải có với những bạn thích chụp ảnh phong cảnh và kiến trúc. Ít nhất nên mua 1 cái tripod bỏ túi hoặc giắt được vào balo khi đi du lịch. Không cần thiết phải mua hàng quá chuyên nghiệp, từ 800 ngàn – 1 triệu 4 là đủ mua 1 cái tripod chất lượnmg chấp nhận được.
Các thương hiệu thông dụng ở VN là Benro, Silk, Velbon, Mephoto, Victory.
4. Bộ vệ sinh máy ảnh và ống kính
Thông thường có 1 tấm da cừu lau lens, 1 ống thổi bụi, 1 cây lens pen và mấy cái tăm bông (rất vô dụng). Tuyệt đối không tự lau sensor một mình khi không có kinh nghiệm nếu không muốn đi bảo hành. Những thứ có thể tự lau là vành trước và sau ống kính, filter. Lau theo vòng tròn từ trong ra ngoài sau khi đã dùng ống thổi thổi sơ qua. Lỡ tay làm xước tý cũng chả sao đâu đừng có xoắn, ảnh không vì thế mà mất đẹp đâu.
Để vệ sinh sensor có thể úp máy ảnh ngược xuống sau khi tháo lens ra, sau đó dùng ống thổi thổi hơi để bụi rơi ra.
Một bộ vệ sinh cơ bản giá rất rẻ, khoàng 200 ngàn.
5. Filter bảo vệ
Dân chuyên nghiệp ít xài filter bảo vệ mà dùng filter chuyên nghiệp. Tuy nhiên các bưởi nghiệp dư thì không cần, tốn tiền vô ích. Chỉ cần hỏi 1 bộ filter cơ bản nhất là filter UV là được. Giá khoảng mấy trăm ngàn, xắp theo mức giá là các thương hiệu dễ tìm ở VN: BW, Hoya, Marumi,…
Filter phân loại theo kích thước vành ống kính, các bưởi nhìn ống kính của mình có phi gì thì mua filter đúng kích thước đó. Chẳng hạn Φ58
6. Remote không dây
Cái này có cũng được, không có cũng không sao. Tuy nhiên ai thích chụp ảnh tự sướng hay phong cảnh thì nên kết hợp với tripod để chơi. Remote không dây giá tầm hơn triệu, có thể mua hàng chính hãng hoặc hãng thứ ba đều được không quan trọng lắm.
Sáu món này sẽ ngốn của các bưởi tầm 3 triệu đổ lại, cho nên khi mua máy ảnh mới thì cần dự trù trước để sắm, hoặc chôm được món nào của bạn thì có thể bỏ ra. Và cách hay nhất là vòi khuyến mãi từ người bán máy, nên tập trung vòi filter hoặc remote, không nên vòi túi xách vì đa phần sẽ được cho túi dỏm.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét